TRANH ĐÈN HÀO QUANG THỜ PHẬT - TRÚC CHỈ IN - XU THẾ MỚI TRONG THỜ TỰ
Phạm Thành Phong
Thứ Tư,
09/11/2022
Trước hết, để biết được tranh trúc chỉ in thế hệ mới là gì, ta cần tìm về nguồn gốc ban đầu của dòng tranh này, vậy tranh trúc chỉ truyền thống - một nét đẹp trong văn hóa tâm linh Việt là gì? Tại sao đến nay vẫn nhiều người không biết đến dòng tranh này?
I. Trúc chỉ truyền thống và trúc chỉ in
1. Nguồn gốc trúc chỉ truyền thống
Tranh trúc chỉ là những bức tranh được làm từ “giấy tre”, trong tên gọi "trúc chỉ", “trúc” ở đây là tre, và “chỉ” là giấy. Tranh trúc chỉ là một loại tranh nghệ thuật mới được phát triển tại Huế. Người tiên phong nghiên cứu và sáng tạo ra loại tranh này là họa sĩ Phan Hải Bằng, ông cũng là giảng viên của Trường Đại Học Nghệ Thuật Huế. Loại tranh này đã được ông và các công sự nghiên cứu và phát triển trong nhiều năm để cuối cùng đưa ra thị trường và được sự đón nhận nhiệt tình của những người yêu muốn nghệ thuật truyền thống
Nổi tiếng và được biết đến bởi những “bức tranh trong giấy”. Họa sĩ Phan Hải Bằng và cộng sự đã cho ra đời hàng ngàn tờ trúc chỉ khác biệt nhau, mỗi tờ giấy đó là một kiệt tác nghệ thuật với nhiều bức tranh sáng tạo. Những bức tranh này cực kì nổi bật khi kết hợp với ánh sáng, đây là điều đặc biệt khác hẳn các loại giấy thông thường.
Họa sĩ Phan Hải Bằng cũng chia sẻ với mọi người :”Trên cơ sở quy trình làm giấy dó truyền thống, tôi dùng nguyên liệu tre thay thế nguyên liệu vỏ dó để tạo nên loại giấy này“.
Mặt tranh trúc chỉ truyền thống gồm những đường nét mộc mạc nhưng tinh xảo, cầu kỳ nhưng lại gần gũi, mà dân trong ngành gọi "âu yếm" bằng thuật ngữ "đồ họa trúc chỉ" - là sự kết hợp của 3 yếu tố chính trong chế tác sau đây:
- Quy trình làm giấy thủ công truyền thống
- Kỹ thuật tạo áp lực nước
- Nguyên lý nghệ thuật đồ họa
Sau này, tranh trúc chỉ truyền thống dần được "biến tấu" về mặt chất liệu, giấy tre không còn là loại giấy duy nhất được sử dụng trong chế tác thành phẩm nữa mà có thể thay thế bằng giấy dừa, công đoạn tạo hình bằng áp lực nước có thể được thay thế bằng kỹ thuật in phun hiện đại để giảm giá thành lẫn thời gian sản xuất, nhưng vẫn giữ nguyên được nét đẹp tinh xảo vốn có của những tác phẩm này.
Kết hợp tất cả những tinh túy xưa và nay, cả truyền thống lẫn hiện đại, dòng tranh trúc chỉ in ra đời. Công nghệ in phun 3D trên mặt gương pha lê kết hợp công nghệ chiếu sáng hiện đại cùng tính năng SMARTHOME thông minh tân tiến nhất thật sự đã tạo nên cuộc cách mạng cho loại hình nghệ thuật truyền thống này.
2. Ưu điểm nổi bật của trúc chỉ in
Dòng tranh trúc chỉ in có vô số ưu điểm nổi bật so với trúc chỉ truyền thống nói riêng và dòng tranh thờ cúng nói chung, tác giả không hề có ý dìm tranh truyền thống xuống để nâng tranh in lên, nhưng là một người đã từng sử dụng qua cả 2 loại tranh kể trên, tác giả cũng muốn đưa ra những nhận định công tâm và khách quan nhất có thể.
Đầu tiên, và có lẽ cũng được nhiều người tiêu dùng quan tâm nhất, đó là giá cả. Do công đoạn sản xuất được tự động hóa bằng dây chuyền sản xuất hiện đại, cùng với công đoạn sản xuất được tinh gọn, chi phí và thời gian sản xuất được giảm thiểu đáng kể, nên giá thành của dòng tranh trúc chỉ in hiện đại thấp hơn khá nhiều so với trúc chỉ truyền thống làm từ giấy dừa, giấy tre. Nhờ vậy, tranh trúc chỉ in dễ dàng được phổ biến và có phần gần gũi, dễ tiếp cận hơn với đại đa số gia đình thờ Phật, thờ gia tiên Việt Nam.
Tuy có giá thành rẻ hơn (có thể chỉ bằng 1/5 giá tranh truyền thống) nhưng không vì thế mà chất lượng sản phẩm bị sụt giảm. Nếu dòng tranh truyền thống với nét đẹp tự nhiên, độc bản và mộc mạc, thì dòng tranh in lại mang trong mình sự sắc nét, tinh xảo, đa dạng mẫu tranh, cùng chất liệu cao cấp, độ bền ưu việt (10-15 năm). Do luôn được cải tiến và nghiên cứu phát triển liên tục, nên tranh đèn Phật giáo thế hệ mới dễ dàng được tích hợp vào những công nghệ và tính năng mới nhất, như công nghệ chiếu sáng thông minh giúp ánh sáng tỏa đều, ấm áp mà không chói mắt, lại còn siêu tiết kiệm điện. Một số dòng sản phẩm còn tích hợp cả công nghệ thông minh Smarthome giúp bật tắt tự đồng bằng smartphone, giọng nói hoặc cảm biến thời tiết/sáng tối.
Tuy vậy, vẫn có những con sâu làm rầu nồi canh. Không ít các sản phẩm kém chất lượng và xơ xài đang tràn ngập thị trường ngày nay, khiến dòng tranh trúc chỉ in vì thế mà bị gộp chung là tranh giả, tranh nhái, và nhận được những ánh mắt không mấy thiện cảm từ giới làm tranh truyền thống. Phải hiểu rằng, dù là truyền thống hay hiện đại, chỉ cần đặt cái tâm, cái hồn vào quy trình tạo tác thì thành phẩm đều là mặt hàng thật, hàng chất lượng cao. Tranh trúc chỉ truyền thống hay trúc chỉ in thì cũng nhằm phục vụ các phân khúc khách hàng với khả năng tài chính và sở thích khác nhau mà thôi.
Người đọc có thể tham khảo sản phẩm trúc chỉ in chất lượng cao tại cửa hàng DecorNow.
II. Tranh đèn hào quang thờ phật
1. Cảm hứng giác ngộ từ Phật pháp
Nếu có người hỏi tranh trúc chỉ nói chung lấy cảm hứng từ tôn giáo hay tín ngưỡng nào, thì chắc chắn câu trả lời là Phật giáo. Chẳng phải thế mà không ít người gọi dòng tranh này là đèn hào quang thờ Phật, dù rằng tên gọi này dễ gây nhầm lẫn với một số sản phẩm thờ cúng tương tự khác. Cảm hứng từ Phật pháp vô biên đã thấm nhuần vào từng đường nét đồ họa trúc chỉ của các nghệ nhân tạo tác, sau đó tiếp tục được kế thừa sang dòng tranh in hiện đại, mà thậm chí còn được làm tốt hơn ở khoản số lượng mẫu mới được sáng tạo ra.
Trúc chỉ họa tiết Mandala, Hoa Sen, Chữ Vạn hay Chữ Om là những mẫu phổ biến nhất, với ước nguyện bình an, tài lộc phúc đức cùng những ngụ ý Phật pháp, tu hành và chánh niệm trong từng tác phẩm
Trúc chỉ tròn có lẽ là phổ biến hơn cả, với giá thành thấp nhất trong các dòng trúc chỉ, tính ứng dụng và phù hợp với đại đa số không gian thờ tự khiến dòng tranh này được rất nhiều gia đình người Việt lựa chọn. Thuật ngữ đèn hào quang tượng Phật cũng nhờ thế mà được tìm kiếm ngày một nhiều hơn.
2. Đến cảnh sắc non nước Việt Nam
Không chỉ dừng lại ở các họa tiết hay mẫu tranh về Phật, tranh trúc chỉ còn thể hiện nét đẹp truyền thống, cảnh sắc non nước Việt Nam vào từng đường nét trên mặt tranh. Từ rừng tre quen thuộc đến ao sen trữ tình, trăng sáng rọi lý ngư hay bạch hạc, tất cả đều được gửi gắm rất tinh tế, nhẹ nhàng và sâu sắc trong từng bức họa.
III. Hồn Việt trọn vẹn, gần gũi và trang nghiêm
1. Lòng thành kính trong từng tác phẩm
Nếu những nghệ nhân từ các xưởng tranh truyền thống phải tỉ mỉ, cần mẫn trong từng công đoạn sản xuất, để chắt lọc lại được những điều tinh túy nhất, tạo ra những độc bản đầy tính nghệ thuật và sáng tạo, thì tại những xưởng tranh in hiện đại, người nhân công cũng phải thấm đẫm mực in đen hết cả hai cánh tay, liên tục cập nhật những mẫu tranh mới nhất, đẹp nhất, ý nghĩa nhất, tìm tòi các công nghệ hiện đại, tiện lợi nhất để tích hợp vào tranh đèn, nhằm đưa đến tay quý khách hàng sản phẩm ưu việt nhất.
2. Ý nghĩa tâm linh
Tranh trúc chỉ dù là truyền thống hay hiện đại thì cũng chỉ khác nhau ở chất liệu và cách thức sản xuất, còn ý nghĩa tâm linh thì đều hướng về cái chân-thiện-mỹ, an nhiên, tài lộc, bình an và sum vầy.
Sắc vàng ấm áp tỏa ra từ ánh đèn tranh trúc chỉ tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, may mắn và tiền tài. Màu vàng hợp với những người mệnh Kim nhất, kế đến là mệnh Thổ, màu vàng cam lại hợp với người mệnh thủy. Ánh đèn vàng cũng mang đến cảm giác trang nghiêm, kính cẩn cho không gian thờ tự.
Ánh hào quang trang trí cho bàn thờ hoặc tượng Phật đầy huyền ảo, ấm áp và linh thiêng, như muốn gửi gắm thông điệp về sự giác ngộ, từ bi và hướng thiện của Phật giáo.
Hi vọng bài viết có thể giúp người đọc hiểu hơn phần nào về dòng tranh thờ nghệ thuật này, đồng thời có cái nhìn khách quan hơn khi so sánh giữa tranh trúc chỉ truyền thống và hiện đại, để cùng nhau góp phần phát triển, gìn giữ những giá trị tốt đẹp của người Việt.
Nếu bạn cần tư vấn và mua tranh tại Decornow, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
- Email: contact@DecorNow.VN
- Facebook: https://www.facebook.com/DecorNowOfficial/
- Zalo OA: https://zalo.me/2582102140312088325
- Hotline: 032 888 9398
- Trụ sở chính: Tòa nhà Thái An, 2290 Quốc Lộ 1A, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh